Cách bảo quản và sử dụng lò vi sóng an toàn

Nhiều người vẫn lo ngại về mức an toàn của lò vi sóng, nếu bạn không biết cách sử dụng sẽ mang đến những mối nguy hại ảnh hưởng sức khỏe cho gia đình. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về Cách sử dụng và bảo quản lò vi sóng an toàn

Cách sử dụng và bảo quản lò vi sóng an toàn

Mỗi lò vi sóng đều có cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào thiết kế tính năng của nó. Trước khi dùng lò vi sóng, hãy đảm bảo là bạn đã hoàn toàn thông thuộc cách sử dụng được chỉ dẫn trong sách hướng dẫn đi kèm. Chỉ nên dùng lò vi sóng Nhật Bản của những thương hiệu uy tín, chất lượng như Toshiba Nhật BảnHitachi… Không dùng lò vi sóng hàng bãi, lò vi sóng không rõ nguồn gốc để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.

1./LẮP ĐẶT LÒ VI SÓNG:

– Bạn nên đặt lò ở vị trí thăng bằng, chắc chắn. Nối dây tiếp đất cho thiết bị để đảm bảo an toàn điện và nên sử dụng nguồn điện riêng, ổ cắm phải chắc chắn và tốt nhất là lắp cố định trên tường.

– Không đặt lò vi sóng trên mặt đất hoặc những nơi ẩm thấp. Không nên đặt lò vi sóng gần tủ lạnh hay bếp gas, tránh trường hợp không may xảy ra nổ lò vi sóng dẫn đến cháy nổ gas.

2./CHẤT LIỆU DỤNG CỤ SỬ DỤNG:

– Đồ kim loại:

+ Tuyệt đối không cho dụng cụ bằng kim loại, cũng như đồ sứ có hoa văn bằng kim loại vào lò vi sóng. Sóng viba không xuyên qua kim loại mà bị phản hồi lại sẽ gây xẹt tia lửa điện, gây cháy nổ.
+ Thức ăn gói giấy bạc chỉ nên cho vào lò vi sóng có chức năng nướng và chỉ sử dụng chức năng nướng, tuyệt đối không dùng chức năng vi sóng khi sử dụng giấy bạc.

– Đồ nhựa:

+ Dụng cụ nấu ăn, đồ đựng thực phẩm bằng nhựa có thể bị chảy và sinh ra chất độc khi ở trong lò vi sóng. Vì nhiệt độ của lò vi sóng rất cao nếu như sử dụng chất liệu nhựa không chuyên dụng sẽ dẫn đến tình trạng bị chảy và sinh ra chất độc. Do đó cần xem xét kĩ dụng cụ nấu ăn bằng nhựa có phải chuyên dụng với lò vi sóng hay không trước khi sử dụng.

– Đồ sứ:

+ Chỉ dùng đồ sứ chuyên dụng cho lò vi sóng, nhiều món đồ sứ có chứa chì rất độc hại khi dùng.

– Thủy tinh:

+ Thủy tinh chịu nhiệt có thể dùng trong lò vi sóng. Lưu ý không cho đồ dùng bằng pha lê vào lò vi sóng vì một số loại pha lê có hàm lượng chì rất cao.

– Thực phẩm:

+ Các loại thực phẩm có màng mỏng như trứng, khoai lang, sò, ốc, … nên chọc một lỗ nhỏ, hoặc tốt nhất là lột vỏ và cắt nhỏ trước khi cho vào lò vi sóng vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bên trong các loại thực phẩm này cũng tăng lên gây phát nổ trong lò.

  • Ví dụ như: Dùng dao chọc một lỗ trên lớp màng mỏng của tròng đỏ trên trứng nếu muốn làm trứng ốp la. Nếu không làm như vậy nhiệt độ trong lòng trứng sẽ nóng lên và dẫn đến tình trạng nổ trứng, chắc chắn là bạn sẽ không thích phải dọn dẹp lò vi sóng của mình dính đầy trứng rồi đúng không nào?

+ Muốn hâm lại sữa, cháo loãng, súp thì nên hâm trong hộp đựng có miệng rộng, lượng chất lỏng thấp hơn thành hộp để khỏi gây nứt vỡ. Đồ hộp thì nên đổ ra bát trước khi hâm.

+ Muốn chế biến thực phẩm khô như dăm bông, xúc xích… trong lò vi sóng thì nên cho kèm theo một ly nước vào lò.

– Khoảng cách:

+ Sóng viba có thể ảnh hưởng không tốt đến con người. Do đó, các bà nội trợ nên đứng cách xa lò trong khoảng 1 m khi lò đang hoạt động. Đóng kín cửa lò để sóng không lọt ra ngoài.

– Vệ sinh:

+ Không sử dụng hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để chùi rửa khoang lò. Luôn nhớ ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh lò vi sóng. Chùi rửa bên trong và bên ngoài lò bằng khăn mềm có thấm giấm hoặc nước cốt chanh.

+ Nếu khoang lò ám mùi thức ăn thì cho một chén nước pha nước cốt chanh vào trong lò, quay khoảng 5 đến 7 phút.

Vậy qua trên chắc bạn cũng đã biết về Cách sử dụng và bảo quản lò vi sóng an toàn rồi đúng không nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
0773.759.339
Chat Zalo